8 sự thật không ai nói cho bạn nghe về nghề Tổ chức sự kiện

Trong bài này, tôi muốn chỉ ra những điều xấu xí sinh ra từ chính công việc của một Chuyên gia tổ chức sự kiện (EventProf). Điều này rất cần thiết cho những bạn đang được đào tạo để trở thành một EventProf hoặc đang lao vào ngành này, để có thể biết trước được điều gì sẽ đến với mình trong tương tai.
Tôi nghĩ có khá nhiều bài viết về đặc điểm cần có của một người quản lý sự kiện, về những gì để có thể trở thành một Chuyên gia tổ chức sự kiện đẳng cấp (Từ nay tôi sẽ viết tắt là EventProf – theo cách thế giới vẫn dùng). Tuy nhiên xét trên một khía cạnh khác, trên con đường đầy khó khăn để trở thành một EventProf, vô tình tự chúng ta lại có những đặc điểm rất giống nhau, và những đặc điểm này có thể đang là một cơn ác mộng đối với những người xung quanh…

1. Người cầu toàn hay độc đáo?

Để ý tới rất nhiều vấn đề chi tiết nhỏ xíu trong công việc, với những lý do rõ ràng. Thực ra đây là một điều rất tốt trong công việc của một EventProf. Chúng tôi nghĩ rằng mình phải làm tất cả để đảm bảo tiêu chuẩn cao nhất được đáp ứng, và chúng tôi phải đấu tranh với các bên để đạt được điều này.

Tôi đã từng trải qua khoảnh khắc này, tuy nhiên mọi thứ sẽ chẳng thể sụp đổ nếu bạn không quản lý công việc đến từng li từng tí như thế. Cố gắng giữ sức và kiểm soát khối lượng công việc của mình, nếu không thì bạn sẽ bị gục ngã với sự căng thẳng và lo lắng trong những sự kiện lớn. Hãy luôn nhớ rằng nghề sự kiện được xây dựng trên teamwork, đó là cơ sở để thành công.

Đôi khi có những sai lầm không thể tránh khỏi và hoàn toàn nằm ngoài kiểm soát của bạn. Vào những lúc thế này, bạn cần phải sử dụng não phải, tức là dựa trên trực giác nhiều hơn là những lý thuyết, phương pháp hay logic thông thường. Bạn cần phải suy nghĩ trên đôi chân của mình và phản ứng ngay lập tức. Cần phải có một thần kinh thép, không được phép sụp đổ và phải kiểm soát tình hình, ngay lập tức chỉ đạo một kế hoạch hành động mới, cho thấy giá trị của người đứng đầu chỉ huy một sự kiện. Bạn phải thực sự “Keep Calm & Carry On”.

2. Công việc, công việc và công việc…
Rất nhiều người ghen tị với vai trò của một EventProf. Đúng là công việc có rất nhiều thú vị và thậm chí như kiểu một người quyền lực, nhưng không phải lúc nào cũng hấp dẫn như trong tưởng tượng.

Trong thực tế, đây là một công việc rất khó khăn. Nó là một quá trình lâu dài và nhiều áp lực để đảm bảo mọi thứ diễn ra theo kế hoạch. Nếu bạn đang tìm kiếm một sự ổn định thì đây không phải là nghề nghiệp dành cho bạn. Sự linh hoạt là chìa khóa, và bạn phải làm việc không ngừng cho đến khi đảm bảo rằng tất cả đã sẵn sàng cho sự kiện của bạn.

Hơn nữa, công việc sự kiện diễn ra có khi cả ngày lẫn đêm, bạn không thể có thời gian để thư giãn (thậm chí có khi còn chẳng có lúc nào để ăn).
8 sự thật không ai nói cho bạn nghe về nghề Tổ chức sự kiện

chia sẻ 50

Trong bài này, tôi muốn chỉ ra những điều xấu xí sinh ra từ chính công việc của một Chuyên gia tổ chức sự kiện (EventProf). Điều này rất cần thiết cho những bạn đang được đào tạo để trở thành một EventProf hoặc đang lao vào ngành này, để có thể biết trước được điều gì sẽ đến với mình trong tương tai.
[NGHỀ CỦA TÔI] Giáo viên dạy tiếng Anh cấp 1: Có đúng là “tiểu học ai chẳng dạy được”?
Bill Gates: Đừng ai bỏ học như tôi!
[NGHỀ CỦA TÔI] Quà tặng cho người viết sử về nhà tù Côn Đảo
[NGHỀ CỦA TÔI] Công ty trả tiền cho chúng tôi để nghe khách hàng “chửi”
[NGHỀ CỦA TÔI] Chuyện nghề của một diễn viên ‘không nổi tiếng’
8 sự thật không ai nói cho bạn nghe về nghề Tổ chức sự kiện
Tôi nghĩ có khá nhiều bài viết về đặc điểm cần có của một người quản lý sự kiện, về những gì để có thể trở thành một Chuyên gia tổ chức sự kiện đẳng cấp (Từ nay tôi sẽ viết tắt là EventProf – theo cách thế giới vẫn dùng). Tuy nhiên xét trên một khía cạnh khác, trên con đường đầy khó khăn để trở thành một EventProf, vô tình tự chúng ta lại có những đặc điểm rất giống nhau, và những đặc điểm này có thể đang là một cơn ác mộng đối với những người xung quanh…

1. Người cầu toàn hay độc đáo?

Để ý tới rất nhiều vấn đề chi tiết nhỏ xíu trong công việc, với những lý do rõ ràng. Thực ra đây là một điều rất tốt trong công việc của một EventProf. Chúng tôi nghĩ rằng mình phải làm tất cả để đảm bảo tiêu chuẩn cao nhất được đáp ứng, và chúng tôi phải đấu tranh với các bên để đạt được điều này.

Tôi đã từng trải qua khoảnh khắc này, tuy nhiên mọi thứ sẽ chẳng thể sụp đổ nếu bạn không quản lý công việc đến từng li từng tí như thế. Cố gắng giữ sức và kiểm soát khối lượng công việc của mình, nếu không thì bạn sẽ bị gục ngã với sự căng thẳng và lo lắng trong những sự kiện lớn. Hãy luôn nhớ rằng nghề sự kiện được xây dựng trên teamwork, đó là cơ sở để thành công.

Đôi khi có những sai lầm không thể tránh khỏi và hoàn toàn nằm ngoài kiểm soát của bạn. Vào những lúc thế này, bạn cần phải sử dụng não phải, tức là dựa trên trực giác nhiều hơn là những lý thuyết, phương pháp hay logic thông thường. Bạn cần phải suy nghĩ trên đôi chân của mình và phản ứng ngay lập tức. Cần phải có một thần kinh thép, không được phép sụp đổ và phải kiểm soát tình hình, ngay lập tức chỉ đạo một kế hoạch hành động mới, cho thấy giá trị của người đứng đầu chỉ huy một sự kiện. Bạn phải thực sự “Keep Calm & Carry On”.

2. Công việc, công việc và công việc…
Rất nhiều người ghen tị với vai trò của một EventProf. Đúng là công việc có rất nhiều thú vị và thậm chí như kiểu một người quyền lực, nhưng không phải lúc nào cũng hấp dẫn như trong tưởng tượng.

Trong thực tế, đây là một công việc rất khó khăn. Nó là một quá trình lâu dài và nhiều áp lực để đảm bảo mọi thứ diễn ra theo kế hoạch. Nếu bạn đang tìm kiếm một sự ổn định thì đây không phải là nghề nghiệp dành cho bạn. Sự linh hoạt là chìa khóa, và bạn phải làm việc không ngừng cho đến khi đảm bảo rằng tất cả đã sẵn sàng cho sự kiện của bạn.

Hơn nữa, công việc sự kiện diễn ra có khi cả ngày lẫn đêm, bạn không thể có thời gian để thư giãn (thậm chí có khi còn chẳng có lúc nào để ăn).

3. Những bí mật đằng sau sân khấu
Một quan điểm sai lầm khác về nghề nghiệp của chúng tôi, đó là hạnh phúc làm sao khi mà lúc nào cũng được làm việc cùng những ngôi sao nổi tiếng, những đạo diễn, nhạc sĩ đẳng cấp cao…

Nhưng… tôi nghĩ rằng mỗi một EventProf đều có những câu chuyện “khó chịu” của riêng mình với những nhân vật tự cao tự đại, thô lỗ, và không thể ưa nổi. Tất nhiên, những gì xảy ra ở hậu trường thì để nó ở lại hậu trường, câu chuyện của cá nhân tôi thì tôi không kể ra ở đây làm gì.

4. Không phải lúc nào cũng là chính mình
Tôi cho rằng một trong những kỹ năng lớn nhất của nghề sự kiện đó là “Thuật tàng hình”. Người làm sự kiện không bao giờ là ngôi sao trong sự kiện của mình, chúng ta đang có mặt ở đây là để âm thầm làm việc một cách hiệu quả đằng sau sân khấu, biến các tiết mục biểu diễn trở nên tuyệt diệu trong mắt khán giả.

Khiêm nhường thực sự là một thuộc tính quan trọng đối với mỗi một EventProf. Tất nhiên, thi thoảng chúng ta vẫn cần phải đối diện với báo chí & truyền hình mỗi khi được phỏng vấn.

5. Bị ám ảnh bởi những công nghệ
Đối với nghề nghiệp của chúng tôi, việc am hiểu và sử dụng các công nghệ mới vào sự kiện sao cho ấn tượng là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng. Đôi khi nó thể hiện đẳng cấp khác nhau giữa mỗi người. Một trong những công việc thường xuyên của chúng tôi là lướt Youtube xem các màn biểu diễn, phân tích và chém gió với nhau về cách thực hiện chúng.

6. Hay cáu kỉnh
Nghề sự kiện được cho rằng là một trong 10 công việc căng thẳng nhất, vì vậy chúng tôi là những người rất dễ cáu kỉnh. Trong nghề sự kiện, chúng tôi rất dễ bị căng thẳng vì deadline là một thứ mà bạn bắt buộc phải theo, không có chuyện thay đổi. Chúng tôi đôi khi không thể kiên nhẫn được trong những thời điểm áp lực cao.

Chúng tôi chỉ mong được yên tĩnh sau một ngày dài và khó khăn… không những phải liên tục nói chuyện, quát tháo, hô hoán với các đơn vị hỗ trợ mà còn phải cười tươi với khách hàng trong lúc sự kiện diễn ra.

Còn nữa, trong một số sự kiện chúng tôi có khi phải đi lại đến hàng chục cây số vì vậy chúng tôi nghĩ rằng việc than vãn là cũng đúng thôi!

7. Ngủ lúc nào và thức dậy lúc nào?
Đây là một trong những đặc điểm khá cá biệt của một EventProf. Làm việc 18h/ ngày, sau đó lên giường đi ngủ vào lúc 03h00 đêm, rồi đặt báo thức lúc 07h00 sáng để có mặt cho buổi ra mắt sản phẩm mới diễn ra lúc 08h30. Kỹ năng kìm chế không ngủ, có thể ngủ mọi lúc và thức dậy đúng giờ là cực kỳ cần thiết cho một EventProf.

8. EventProf thì đi đâu cũng là EventProf
Khi chúng tôi đi đến một sự kiện được tổ chức bởi một người khác, chúng tôi vẫn không thể nào thoát ra khỏi công việc được. Quan sát, nhìn ngó xung quanh, đánh giá, bình phẩm, tư duy & học hỏi là thói quen cố hữu mà chúng tôi không thể nào sửa chữa được.

Bạn sẽ nhận thấy rất rõ điều này trong đám cưới của chính mình.

Nghề nghiệp nào cũng có những mặt phải và mặt trái, và những đặc điểm của từng công việc cũng chỉ để chúng ta làm tốt hơn việc mà chúng ta đang làm. Bạn bè tôi có rất nhiều người là những EventProfs tuyệt vời, và chúng tôi vẫn luôn cảm thấy trân trọng với nghề sự kiện.

Leave a Reply

DMCA.com Protection Status